Sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì?
Sự thay đổi trong tiếng Anh được gọi là change.
Sự thay đổi là phản ánh một hiện tượng (quá trình) nào đó không lặp lại trạng thái trước đó.
Bản chất của thay đổi là:
- Không giống như trước đó
- Thay đổi sản phẩm cung cấp cho khách hàng
- Thay đổi phương thức kinh doanh
- Đối lập với ổn định
Quá trình thay đổi trong tổ chức được diễn ra theo 3 giai đoạn:
- Phá vỡ thói quen hiện tại
- Thay đổi sang trạng thái mới
- Thiết lập thói quen mới
Phân loại sự thay đổi
Phân loại theo nội dung
- Thay đổi hoạt động kinh doanh
- Thay đổi sản phẩm cung cấp cho khách hàng
- Thay đổi phương thức tạo ra sản phẩm
- Thay đổi khách hàng mục tiêu (chuyển sang phân khúc khách hàng khác có tiềm năng cao hơn)
- Thay đổi hoạt động quản trị kinh doanh
- Thay đổi nền tảng, cơ sở quản trị
- Thay đổi đối tượng quản trị
- Thay đổi nội dung quản trị
- Thay đổi phương thức thực hiện các hoạt động quản trị
Phân loại theo tính chủ động hay bị động
Thay đổi chủ động: Là thay đổi do con người nhận thức và chủ động thực hiện sự thay đổi để đảm bảo doanh nghiệp và các bộ phận của doanh nghiệp luôn phù hợp với môi trường.
Sự thay đổi này đem lại hiệu quả và sự phát triển liên tục cho doanh nghiệp.
Thay đổi bị động: Là những thay đổi buộc phải thực hiện khi không thể tiếp tục duy trì "cái cũ" được nữa do những tác động từ môi trường.
Hiệu quả của phương pháp thay đổi này rất kém.
Phân loại theo tính chất tiến bộ
Thay đổi làm cho hiện trạng tốt lên: Là thay đổi dẫn đến tình trạng mới tiến bộ hơn tình trạng hiện có.
Ví dụ:
- Tạo ra công nghệ mới ưu việt hơn công nghệ cũ
- Tạo ra sản phẩm mới được khách hàng ưa chuộng hơn
- Tạo ra phương thức quản trị hiệu quả hơn
Sự thay đổi này đem lại hiệu quả to lớn và đem lại sự phát triển liên tục của doanh nghiệp. Đây là mục đích thực sự của thay đổi (theo hướng tích cực).
Thay đổi làm cho tình trạng xấu đi: Loại thay đổi này dẫn đến cái mới "xấu hơn" tình trạng hiện có, dẫn đến tính hiệu quả kém.
Via tigodoo