Cách tìm ra vấn đề để giải quyết trong khi khởi nghiệp

Những gì cần thiết và những gì bạn có thể làm?

Có thể nói rõ hơn, hai vấn đề này chính là thị trường và khả năng của bạn. Có rất nhiều doanh nhân trẻ thường quên mất một trong hai điều. Đôi khi họ biết được khả năng của mình ở đâu nhưng lại không biết thị trường cần gì. Ngược lại họ biết nhu cầu khách hàng nhưng lại không biết rằng mình không có khả năng tạo ra sản phẩm đó. Sai lầm chết người này dẫn đến điều duy nhất là thất bại.

Vì thế, để tránh đi vào vết xe đổ trên, bạn cần nhận định rõ ràng hai vấn đề trọng tâm ấy. Bởi theo James Paine - người sáng lập, đối tác quản lý và là cố vấn hàng đầu của West Realty đã từng nói: "Trước khi thành lập công ty tiếp theo, hãy lùi lại một bước và đánh giá hai điều: thị trường và khả năng của bạn. Hãy suy nghĩ kỹ về điều này. Thành lập công ty là niềm đam mê và kế hoạch. Bạn cần động lực cho cả hai."

Để xác định được bạn cần trả lời được cả 2 câu hỏi lớn:

  • Bạn đam mê điều gì? Nếu bạn đang làm việc chăm chỉ để đáp ứng nhu cầu của người khác, nhưng bạn ghét công việc đó, bạn sẽ chỉ càng áp lực và khó chịu hơn mà thôi.

  • Xã hội khu vực lân cận địa phương của bạn cần gì?: Nếu bạn có đam mê nhưng không có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp, thì việc tạo ra sự quan tâm và bán hàng sẽ là điều không thể.

Biết được đối thủ của mình là ai và những ai?

Nhận diện được đối thủ cạnh tranh là việc bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng nên biết. Việc tìm hiểu đối thủ giúp doanh nghiệp hoạch định các kế hoạch chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả và tối ưu hơn. Theo đó, đối thủ cạnh tranh là những công ty cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm giống như bạn trong cùng khu vực địa lý, nhắm đến cùng một đối tượng và phục vụ cùng một nhu cầu. Ví dụ như Apple - Samsung, Coca Cola - Pepsi...

Nếu đã xác định được đối thủ cạnh tranh của mình, bạn cần có kế hoạch phân tích cụ thể về họ:

  • Xác định và phân loại các đối thủ cạnh tranh (nếu có nhiều).

  • Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin về các đối thủ.

  • Nghiên cứu chiến thuật và kết quả bán hàng của đối thủ.

  • Phân tích cách đối thủ cạnh tranh tiếp thị sản phẩm.

  • Phân tích chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh.

  • Phân tích mức độ tương tác của khách hàng với nội dung của đối thủ.

  • Phân tích chiến lược trên mạng xã hội của đối thủ.

  • Phân tích SWOT đối thủ cạnh tranh.

  • Đánh giá tương quan thế lực giữa các đối thủ.

  • Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh.

Sứ mệnh doanh nghiệp của bạn là gì?

Nhiều người thường nhầm lẫn sứ mệnh và nhiệm vụ. Tuy nhiên, hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn, trong khi nhiệm vụ của doanh nghiệp là những vấn đề doanh nghiệp cần và phải giải quyết. Ví dụ: Đáp ứng nhu cầu của thị trường, thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội... Thì sứ mệnh chính là mục đích của doanh nghiệp và những lý do doanh nghiệp đó ra đời, tồn tại, phát triển. Ví dụ: Sứ mệnh của công ty Vinamilk là "Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội".

Khi tuyên bố được sứ mệnh của doanh nghiệp mình, bạn sẽ phản ánh được vấn đề kinh doanh mà doanh nghiệp mình giải quyết, sẽ "kim chỉ nam" cho mọi hành động bạn thực hiện. Cần lưu ý khi đặt ra sứ mệnh, bạn cần lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm. Để có thể biết chắc chắn về sứ mệnh của doanh nghiệp, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Tại sao doanh nghiệp của tôi tồn tại ngày hôm nay?

  • Khách hàng cần giá trị gì ở doanh nghiệp của tôi?

  • Doanh nghiệp của tôi đã làm được gì cho nhân viên của tôi?

Bạn có thể tạo ra một doanh nghiệp mới tốt đẹp, bền vững từ việc tìm ra các vấn đề và giải pháp cho nó. Có thể không phải trong tuần tới, nhưng có thể thực hiện được trong vài tháng và vài năm tới nếu bạn thông minh và cẩn thận. Hy vọng bài viết sẽ mang lại một góc nhìn thực tế về việc khởi nghiệp cho bạn. Chúc bạn thành công!

Blog Category